Page:  1  2  ()
2. Mục tiêu của môn học:
 Kiến thức: Sau khóa học, sinh viên hiểu được các khái niệm trong Xã hội học; Biết sử dụng kiến thức Xã hội học vào việc phân tích các tổ chức xã hội và các quá trình xã hội, sinh viên biết phân tích và vận dụng các phương pháp điều tra xã hội vào nghiên cứu từng lĩnh vực cụ thể.
 Kỹ năng tác nghiệp: Khóa học cung cấp cho sinh viên kĩ năng kết nối các hành vi cá nhân vào các quá trình trong xã hội; kết nối giữa cá nhân và xã hội; hiểu lý do tại sao mỗi xã hội tiến bộ theo những cách riêng của chúng và xem xét một số vấn đề xã hội hiện nay.
 Yêu cầu về tư duy: Sau khóa học, sinh viên có thể khái quát hóa một số vấn đề xã hội cụ thể trong sự kết nối với những quá trình xã hội; kết nối giữa cá nhân và xã hội; phát hiện và hiểu được một số vấn đề xã hội nảy sinh trong quá trình phát triển.
 Thái độ và hành vi: Khóa học đào tạo cho sinh viên nhận thức về trách nhiệm của mình trong các vấn đề xã hội của cộng đồng. Từ việc nhận thức được trách nhiệm và vai trò của mình trong cộng đồng và xã hội, sinh viên có những hành động cụ thể làm thay đổi xã hội hướng đến mục tiêu phát triển, tiến bộ và nhân văn.
4. Tóm tắt nội dung môn học:
Giới thiệu một hệ thống khái niệm cơ bản trong xã hội học; những kiến thức xã hội học về các tổ chức xã hội và các quá trình xã hội; hướng dẫn sinh viên liên hệ những trải nghiệm của họ trong xã hội với kiến thức lý thuyết xã hội học. Các chủ đề trong môn học gồm phương pháp điều tra xã hội; văn hóa và xã hội hóa; các thiết chế xã hội: kinh tế, chính trị, xã hội, gia đình và tổ chức; phân tầng xã hội và bất bình đẳng xã hội; sự lệch lạc và kiểm soát xã hội; các quá trình xã hội, toàn cầu hóa,...
Page:  1  2  ()