Page: ()  1 ...  18  19  20  21  22  23  24  25  ()
1. Mục tiêu của môn học:
− Kiến thức: Trang bị cho người học các kiến thức cơ bản về văn hóa, du lịch văn hóa, phương pháp tiếp cận và cách thức nhận dạng tài nguyên du lịch văn hóa, triển khai xây dựng, giới thiệu chương trình du lịch văn hóa. Từ đó, có thể giúp sinh viên ngành du lịch tìm hiểu, khai thác tài nguyên văn hóa trong hoạt động du lịch
− Kỹ năng tác nghiệp: Rèn luyện kỹ năng thuyết trình, xây dựng chương trình, kỹ năng tư duy độc lập, nghiệp vụ hướng dẫn du lịch, để trở thành một hướng dẫn viên du lịch chuyên nghiệp.
− Yêu cầu về tư duy: Người học có tư duy độc lập, biết tự đánh giá, phân tích, ứng dụng môn học vào việc xây dựng và tổ chức các chương trình du lịch mang đặc thù riêng của loại hình du lịch văn hóa; biết vận dụng kiến thức môn học này ở những môn học khác liên quan.
− Thái độ và hành vi: yêu thích, có lòng tự hào dân tộc, khai thác, chia sẻ những giá trị tốt đẹp của văn hóa dân tộc, tích cực trong việc xây dựng chương trình du lịch văn hóa.
2. Chuẩn đầu ra của môn học:

- Ghi nhớ được kiến thức cơ bản về văn hóa, du lịch văn hóa, tài nguyên du lịch.
- Hiểu được những đặc trưng cơ bản của du lịch văn hóa, cách thức nhận diện và khai thác các giá trị văn hóa trong hoạt động du lịch.
- Ứng dụng một cách linh hoạt, kết hợp kiến thức cơ bản với hoạt động thực tế, gắn kết văn hóa với du lịch.
- Phân tích được các yếu tố, điều kiện cần có tạo nên loại hình du lịch văn hóa, các sản phẩm du lịch văn hóa, cách thức khai thác các giá trị văn hóa trong hoạt động du lịch
- Đánh giá được những ưu điểm và hạn chế của du lịch văn hóa  nói chung và du lịch văn hóa ở Việt Nam nói riêng, vận dụng vào thực tế nghề nghiệp.
3. Tóm tắt nội dung môn học:
− Trình bày các kiến thức cơ bản về loại hình du lịch văn hóa
− Cung cấp kiến thức cơ bản về cách thức khai thác các giá trị văn hóa trong hoạt động kinh doanh du lịch
− Các sản phẩm du lịch văn hóa đặc trưng của Việt Nam
4. Yêu cầu đối với người học:
Chuyên cần:
− Tham dự tối thiểu 80% số buổi lên lớp. Nghỉ học quá 20% số buổi lên lớp sẽ không đủ điều kiện dự thi cuối kỳ.
− Xây dựng kế hoạch học tập của môn học; thái độ nghiêm túc trong giờ học.
Tham gia đầy đủ các hoạt động trên lớp:
− Chủ động và hợp tác khi làm việc nhóm; tham gia thuyết trình, thảo luận và thực hiện tất cả các yêu cầu của nhóm.
− Tích cực, tự giác phát biểu, trả lời câu hỏi hoặc tranh luận về học thuật.
Hoàn thành các bài tập về nhà:
− Đọc tài liệu bắt buộc và tham khảo theo hướng dẫn; đọc nâng cao để mở rộng kiến thức.
− Nghiên cứu trước giáo trình, tài liệu học tập theo yêu cầu của giảng viên ứng với từng phần trong bài giảng.
− Người học phải xây dựng cho bản thân ý thức tự giác đến thư viện để tra cứu tài liệu.
− Làm bài tập được giao đầy đủ và đúng tiến độ.
5. Tài liệu học tập:
-Giáo trình chính:
[1]. Hilary du Cros and Bob Mckercher, [2015], Cultural Tourism, Routledge Publisher, New York.
-Tài liệu tham khảo chính:
[2]. Trần Thúy Anh (chủ biên), [2014], Giáo trình Du lịch văn hóa, những vấn đề lý luận và nghiệp vụ, Nhà xuất bản Giáo Dục Việt Nam, Hà Nội
[3]. Melanie K. Smith, [2003], Issues in Cultural Tourism Studies, Routledge Publisher, New York.
-Tài liệu tham khảo khác:
[4]. Hoàng Văn Thành, [2014], Giáo trình văn hóa du lịch, Nhà xuất bản Chính Trị Quốc Gia – Sự Thật, Hà Nội
[5].Trần Diễm Thúy [2010], Văn hóa du lịch, Nhà xuất bản Văn hóa – Thông tin, Hà Nội
[6]. Quế Hương, [2016], Văn hóa du lịch ở Việt Nam, Nhà xuất bản Khoa học xã hội, Hà Nội

6. Phân loại và hình thức đánh giá kết quả học tập:

Đánh giá quá trình 1: (10 %): Bài tập quá trình
Đánh giá quá trình 2: (20 %): Ứng dụng bài học để giải quyết v
Kiểm tra giữa kỳ: (20%): Thuyết trình
Kiểm tra cuối kỳ: (50%): Tự luận

ĐỀ CƯƠNG CHI TIẾT
HÀNH VI TIÊU DÙNG TRONG DU LỊCH
(CONSUMER BEHAVIOR IN TOURISM)
MÃ MÔN HỌC: 303062
Số tín chỉ: 3(3.0)
1. Mục tiêu của môn học:
-Kiến thức:
Môn học cung cấp cho sinh viên những kiến thức cơ bản về hành vi khách hàng trong lĩnh vực du lịch, khách sạn và giải trí thông qua các lý thuyết về động cơ, quá trình ra quyết định và phân loại thị trường dựa trên nhu cầu của du khách. Qua môn học này, sinh viên sẽ hiểu rõ về vai trò trung tâm của người tiêu dùng và có thể vận dụng các mô hình tiếp thu từ môn học làm công cụ phân tích hành vi người tiêu dùng. Từ đó, sinh viên có thể tự xây dựng những dự án, kế hoạch marketing phù hợp với từng đối tượng du khách khác nhau. Nội dung cụ thể bao gồm các khái niệm hành vi du khách ứng dụng trong việc ra quyết định marketing, các mô hình hành vi du khách, các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình ra quyết định của du khách và nghiên cứu hành vi du khách.
-Kỹ năng tác nghiệp: Phân loại du khách dựa trên nhu cầu, xây dựng chiến lược marketing phù hợp với từng đối tượng du khách. Đánh giá, dự đoán được thái độ và hành vi của du khách. Trau dồi kỹ năng xử lý tình huống trong hoạt động tổ chức chương trình du lịch và hướng dẫn du khách.
-Yêu cầu về tư duy: Nắm bắt được nhu cầu và xu hướng du lịch, xác định được điểm mạnh và điểm yếu của nguồn lực du lịch trong việc lựa chọn loại hình du lịch phù hợp với điều kiện và đáp ứng được nhu cầu của du khách. Từ đó, xây dựng được chiến lược marketing và chăm sóc khách hàng một các toàn diện nhất.
-Thái độ và hành vi: Sau khi học xong, sinh viên có thể phân loại hành vi du khách cũng như nhận định được nhu cầu du lịch của du khách nhằm xây dựng chiến lược quảng bá sản phẩm, dịch vụ du lịch phù hợp.
2.Chuẩn đầu ra của môn học:
-Biết (nhớ) các khái niệm, các lý thuyết về hành vi du khách, hình ảnh và sự lựa chọn điểm đến, động cơ và quá trình ra quyết định của du khách.
-Hiểu các yếu tố tác động đến hành vi trong việc lựa chọn điểm du lịch, các nhu cầu và hình thức đánh giá thái độ và hành vi của du khách
-Ứng dụng vào việc đáp ứng nhu cầu của du khách và xây dựng chiến lược marketing phù hợp
-Phân tích được diễn biến hành vi của du khách trong quá trình ra quyết định
-Đánh giá và xử lý tình huống dựa trên thái độ, hành vi trong từng trường hợp khác nhau của du khách
3.Tóm tắt nội dung môn học:
Môn học bao gồm các nội dung chính sau:
-Tổng quan về hành vi tiêu dùng trong du lịch
-Ảnh hưởng của văn hóa, xã hội, cá nhân, tâm lý đến hành vi tiêu dùng trong du lịch
-Quá trình ra quyết định mua sản phẩm du lịch
-Hành vi du khách và hoạt động marketing
4.Yêu cầu đối với người học:
Chuyên cần:
-Đi học đầy đủ tất cả các buổi học
-Đọc tài liệu trước khi đến lớp
-Không đủ điều kiện dự thi cuối kỳ khi vắng 20% các buổi học trở lên
-Tham gia các hoạt động trên lớp:
-Hoàn tất các bài tập nhỏ trên lớp
-Thuyết trình, đặt câu hỏi và thảo luận
-Hoàn thành các bài tập về nhà:
-Chuẩn bị các câu hỏi trước mỗi buổi học theo chủ đề được yêu cầu
-Hoàn thành bài tập nhóm.
5.Tài liệu học tập:
Giáo trình chính:
[1]. Horner, S., & Swarbrooke, J. [2007], Consumer behaviour in tourism, Routledge, Burlington, MA
Tài liệu tham khảo chính:
[2]. Vũ Huy Thông, [2014], Hành vi người tiêu dùng, NXB Đại học Kinh tế quốc dân, Hà Nội
[3]. Abraham Pizam, Yoel Mansfeld, [2008], Consumer Behavior in Travel and Tourism, Routledge, NewYork
Tài liệu tham khảo khác:
[4]. Pearce, P. L., [2011], Tourist behaviour and the contemporary world, Channel View Publications, Bristol
[5]. Nguyễn Xuân Lãn, Phạm Thị Lan Hương, & Đường Thị Liên Hà, [2011], Hành vi người tiêu dùng, NXB Tài chính, Hà Nội
6. Phân loại và hình thức đánh giá kết quả học tập:
Phân loại Tỷ trọng (%) Hình thức
Đánh giá quá trình 1 10% Bài tập nhỏ
Đánh giá quá trình 2 20% Bài tập nhỏ
Kiểm tra giữa kỳ 20% Thuyết trình
Kiểm tra cuối kỳ 50% Trình bày, lập luận, chứng minh
Chương 1. Tổng quan về hành vi tiêu dùng trong du lịch
1.1. Khái niệm hành vi tiêu dùng trong du lịch
1.2. Lịch sử hành vi tiêu dùng trong du lịch
1.3. Mô hình hành vi tiêu dùng trong du lịch
1.4. Động cơ du lịch
1.5. Đặc điểm và phương pháp nghiên cứu hành vi tiêu dùng trong du lịch
1.6. Ứng dụng của nghiên cứu hành vi tiêu dùng trong du lịch
Chương 2. Ảnh hưởng của văn hóa đến hành vi tiêu dùng trong du lịch
2.1. Khái quát về văn hóa
2.2. Các yếu tố văn hóa ảnh hưởng đến hành vi tiêu dùng trong du lịch
2.3. Nhánh văn hóa
2.4. Ứng dụng của nghiên cứu văn hóa trong hành vi tiêu dùng của du khách
Chương 3. Ảnh hưởng của yếu tố xã hội đến hành vi tiêu dùng trong du lịch
3.1. Nhóm xã hội
3.2. Nhóm tham khảo
3.3. Gia đình
3.4. Giai tầng xã hội
Chương 4. Ảnh hưởng của yếu tố cá nhân đến hành vi tiêu dùng trong du lịch
4.1. Nghề nghiệp, tình trạng kinh tế
4.2. Phong cách sống
4.3. Cá tính
Chương 5. Ảnh hưởng của yếu tố tâm lý đến hành vi tiêu dùng trong du lịch
5.1. Nhu cầu và động cơ
5.2. Nhận thức
5.3. Sự hiểu biết
5.4. Phán đoán
5.4.1. Niềm tin
5.4.2. Thái độ
Chương 6. Quá trình ra quyết định mua sản phẩm du lịch
6.1. Quá trình quyết định mua
6.1.1. Nhận thức nhu cầu
6.1.2. Tìm kiếm thông tin
6.1.3. Đánh giá, lựa chọn
6.1.4. Quyết định mua
6.1.5. Hành vi sau mua
6.2. Các dạng của quá trình quyết định mua
6.3. Quá trình quyết định mua sản phẩm du lịch mới
Chương 7. Hành vi du khách và hoạt động marketing
7.1. Nghiên cứu về hành vi du khách: nghiên cứu marketing
7.2. Marketing mix và hành vi du khách
7.3. Sự thay đổi nhu cầu của du khách và thị trường du lịch mới
7.4. Chất lượng dịch vụ và sự hài lòng của du khách
7.5. Phân khúc thị trường du lịch
7.6. Định vị sản phẩm du lịch

Page: ()  1 ...  18  19  20  21  22  23  24  25  ()