Page: ()  1 ...  16  17  18  19  20  21  22  23  24  25  ()
Mục tiêu của môn học:
1 Trình bày được vai trò của nhân viên xã hội trong CTXH cá nhân, các kỹ năng cơ bản trong thực hành CTXH cá nhân
2 Nhận diện các vấn đề, nhu cầu của cá nhân có nhu cầu trợ giúp trong CTXH cá nhân
3 Ứng dụng các nguyên tắc đạo đức nghề nghiệp, lý thuyết, kỹ năng và phương pháp tiếp cận trong lĩnh vực CTXH cá nhân
4 Phân tích và lý giải hoàn cảnh, môi trường ảnh hưởng đến thân chủ trong các tình huống cụ thể

Tóm tắt môn học:
 Môn học này trình bày mô hình tổng quát sự can thiệp của CTXH với cá nhân. Kiến thức và kĩ năng cơ bản trong tiến trình giải quyết vấn đề, bao gồm tham gia, đánh giá, xây dựng các mục tiêu, can thiệp, lượng giá đầu ra, và kết thúc. Sử dụng quan điểm hệ thống sinh thái, môn học nhấn mạnh sự tương tác giữa kiến thức khoa học xã hội và lý thuyết CTXH thực hành trong việc thúc đẩy sự phát triển của con người.
1. Mục tiêu của môn học:
Kiến thức: Nắm vững kiến thức cơ bản gồm: khái niệm, loại hình, nguyên tắc đạo đức và các bước cơ bản trong một ca tham vấn.
Kỹ năng tác nghiệp: Thao tác tốt các kỹ năng lắng nghe, đặt câu hỏi, thấu hiểu, đương đầu, giao nhiệm vụ phù hợp với mỗi loại đối tượng tham vấn cá nhân hay gia đình/nhóm.
Yêu cầu về tư duy: Biết phân tích, đánh giá tâm lý và hành vi của thân chủ qua đó linh hoạt vận dụng các kỹ năng nhằm thiết lập mối quan hệ, tạo lòng tin, khuyến khích thân chủ nhận thức được vấn đề của mình và chủ động ứng phó với những vấn đề đó.
Thái độ và hành vi: Có thái độ ứng xử, dẫn dắt và phản hồi hiệu quả các tình huống nảy sinh trong ca tham vấn, tuân thủ nguyên tắc đạo đức đối với nhà tham vấn.

2.Tóm tắt nội dung môn học:
Môn học cung cấp kiến thức cơ bản về tham vấn gồm khái niệm, loại hình, nguyên tắc đạo đức và các bước cơ bản của một ca tham vấn và rèn luyện một số kỹ năng trong tham vấn cá nhân và tham vấn gia đình/nhóm: kỹ năng lắng nghe, kỹ năng thấu hiểu, kỹ năng phản hồi, kỹ năng đương đầu, kỹ năng xử lý im lặng, kỹ năng điều phối sự tham gia…
 Kiến thức:
Có kiến thức cơ bản về lão khoa:
• Tìm hiểu sâu hơn về sự hiểu biết của xã hội lão hóa ngày nay, bao gồm cả cách thay đổi nhân khẩu học sẽ ảnh hưởng đến chính sách công trong nhiều năm tới.
• Phát triển các khái niệm kĩ năng để hiểu và phân tích dân số lão hóa từ đó có thể áp dụng các quan điểm khác nhau để hiểu đầy đủ hơn về vấn đề này.
 Kỹ năng tác nghiệp:
Sinh viên nắm được các kĩ năng phân tích dân số lão hóa.
 Yêu cầu về tư duy:
Tự đánh giá, phân tích được các vấn đề liên quan đến dân số lão hóa và những vấn đề này ảnh hưởng thế nào đến tất cả mọi người ở mọi lứa tuổi.
 Thái độ và hành vi:
Sinh viên có thái độ tích cực, tôn trọng với người cao tuổi trong quá trình làm việc.

4. Tóm tắt nội dung môn học:
Môn học này khám phá những khía cạnh xã hội học của lão khoa - người cao tuổi ảnh hưởng đến xã hội như thế nào và xã hội ảnh hưởng đến người cao tuổi như thế nào. Chúng ta nghiên cứu sự tương tác của người cao tuổi với xã hội và với nhiều cấu trúc tổ chức xã hội như tôn giáo, y tế, chính phủ và nền kinh tế. Chúng ta phân tích các vấn đề liên quan đến dân số lão hóa và những vấn đề này ảnh hưởng thế nào đến tất cả mọi người ở mọi lứa tuổi.
Page: ()  1 ...  16  17  18  19  20  21  22  23  24  25  ()