Page: ()   1  2  3  4  5  6  7  8  9  10  11  12  13  14  15  16  17  18  ()
Module này giới thiệu quan điểm lý thuyết xã hội học của Emile Durkheim, Karl Marx, và Max Weber-về mô hình hành vi kinh tế. Họ nhấn mạnh các cơ chế xã hội của hành vi kinh tế đã vượt ra ngoài sự tính toán hợp lý. Trong mô-đun này, sinh viên sẽ được học và thảo luận về phương pháp tiếp cận lý thuyết quan trọng trong xã hội học kinh tế - tiếp cận thể chế hiện đại, mạng lưới, qua các tác phẩm cơ bản đại diện cho mỗi phương pháp tiếp cận và áp dụng những hiểu biết xã hội học để hiểu các hiện tượng kinh tế khác nhau.
1. Khóa học bắt đầu với định nghĩa: “Vốn xã hội" là gì? Phân tích tại sao lại có "Sức mạnh của những mối quan hệ yếu". Phân tích tầm quan trọng của mạng lưới xã hội đối với địa vị mà cá nhân đạt được. Tác động của mạng lưới "điạ phương/ khu vực" đến vị thế cá nhân trong tương lai. Phân tích mối liên kết chặt chẽ giữa mạng xã hội và sự hỗ trợ xã hội. Xem xét vốn xã hội từ khía cạnh nguồn lực xã hội, trong đó tổ chức được xem xét trong vai trò là môi trường đầu tiên nuôi dưỡng nguồn vốn xã hội. Hệ quả của vốn xã hội, với các câu hỏi như: a) Vốn xã hội ảnh hưởng/ có tác động đến vị thế đạt được/di động xã hội như thế nào? b) Yếu tố nào có ảnh hưởng mạnh hơn trong những bối cảnh cụ thể (ví dụ như yếu tố quốc gia và yếu tố ngành nghề)? c) Tác động của vốn xã hội đến các kết quả như sức khỏe và trình độ học vấn như thế nào? d)Vai trò của vốn xã hội trong tình trạng xã hội khép kín và bất bình đẳng là gì?
Nội dung môn học giới thiệu những kiến thức cơ bản về đàm phán và thương lượng; về tâm lý, văn hoá trong đàm phán và thương lượng; tiến trình, chiến lược, chiến thuật, sách lược cũng như quá trình thực hiện, ra quyết định kết thúc đàm phán và thương lượng; hướng dẫn người học vận dụng kỹ năng đàm phán và thương lượng trong học tập, cuộc sống.
Page: ()   1  2  3  4  5  6  7  8  9  10  11  12  13  14  15  16  17  18  ()